001 Thực phẩm sạch là gì?

Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn giản là thực phẩm không chứa chất bẩn, an toàn, tốt cho sức khỏe con người. Thực phẩm sạch được đánh giá từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển và phân phối. Thưc phẩm sạch cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
  • Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng …).
  • Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng).
  • Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
  • Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.
002 Thế nào là an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn của bộ y tê?

Thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) từ lâu đã là mối quan tâm của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi việc sử dụng thực phẩm không an toàn (thực phẩm bẩn) là mối nguy cơ lớn đến sức khỏe con người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đi đến kết luận, thực phẩm không an toàn có thể gây ra những vấn đề rất lâu dài với sức khỏe của người dùng.

WHO ước tính có đến hơn 200 loại bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Hàng năm có 600 triệu người (khoảng 1/10 tổng dân số thế giới) bị ốm, 420.000 người bị chết, 33 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất, khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới là do nguyên nhân từ thực phẩm bẩn.

Khái niệm thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) khá rộng và trừu tượng, nên có nhiều quan niệm khác nhau. Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn không gây hại cho con người, là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe.

Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra.

003 Cập nhập ngay kiến thức thế nào là thực phẩm an toàn?

Có quá nhiều khái niệm về thực phẩm đang cùng bày bán, hiện diện tại các siêu thị khiến nhiều bà nội trợ ‘tẩu hỏa nhập ma’. Trên thực tế, các loại rau sạch, thịt sạch gọi là rau an toàn, thịt an toàn thì chính xác hơn, tạm hiểu là người tiêu dùng sẽ được “an toàn” khi sử dụng các sản phẩm này. Rau, thịt an toàn còn phải được đảm bảo “an toàn” ở khâu chế biến, đóng gói, bảo quản… để thực phẩm không bị biến chất và nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các bộ tiêu chuẩn về trồng trọt an toàn, chăn nuôi an toàn và thủy sản an toàn gọi là VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam). Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều yếu tố như: đất trồng không nhiễm bẩn, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý, giống tốt và cây con khỏe mạnh, sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau…

Phổ biến nhất hiện nay là rau an toàn, nghĩa là loại rau chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau; chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người; ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc); tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch…

004 Thế nào là thực phẩm an toàn?

Thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) từ lâu đã là mối quan tâm của toàn thế giới, bởi việc sử dụng thực phẩm không an toàn (thực phẩm bẩn) là mối nguy cơ lớn đến sức khỏe con người.

Không gây hại cho con người

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nhiều nghiên cứu công phu và đi đến kết luận, thực phẩm không an toàn có thể gây ra những vấn đề rất lâu dài với sức khỏe của người dùng. WHO ước tính có đến hơn 200 loại bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Hàng năm có 600 triệu người (khoảng 1/10 tổng dân số thế giới) bị ốm, 420.000 người bị chết, 33 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất, khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới là do nguyên nhân từ thực phẩm bẩn.

Khái niệm thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) khá rộng và trừu tượng, nên có nhiều quan niệm khác nhau. Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe. Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra.

Bộ quy tắc của FAO 

Gắn liền với khái niệm thực phẩm an toàn là khái niệm an toàn thực phẩm. WHO định nghĩa, an toàn thực phẩm có nghĩa là bảo đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị và/hoặc khi đã sử dụng. Nhằm thống nhất ý chí và hành động của các quốc gia trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, kể từ năm 1962, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã xây dựng nên Bộ quy tắc về thực phẩm và thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế - cơ quan liên chính phủ với 165 nước thành viên, nhằm xác lập các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ quy tắc về thực phẩm của FAO đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh các tổ chức của người tiêu dùng (IOCU), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chuyên nghiệp (AOAC), Hội đồng Kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan (GATT), Liên đoàn Sữa quốc tế (IDF), Viện Quốc tế về các khoa học cuộc sống (ILSI). Ngay từ thời điểm năm 1994, đã có 146 quốc gia thừa nhận và áp dụng Bộ quy tắc về thực phẩm. Các quốc gia này đã cùng nhau xác định 237 tiêu chuẩn về hàng hóa thực phẩm, 41 quy tắc về kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, đánh giá ảnh hưởng của 185 loại thuốc bảo vệ thực vật với an toàn thực phẩm, xác định được 3.274 hạn mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật được phép có trong thực phẩm, đánh giá mức độ an toàn của 760 loại chất phụ gia, 25 loại chất gây ô nhiễm và 54 loại thuốc thú y với thực phẩm.

005 Người tiêu dùng nên làm gì để giữ VSATTP

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội  thì người tiêu dùng có thể vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như: Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. 

Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

 Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu để biết cách lựa chọn những thực phẩm tươi mới, một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn như:

 - Rau, quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng", “quá xanh đậm”. Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

 - Thịt tươi:  Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

- Thịt gia cầm: Có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục. Da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp, rổ để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt.

- Thịt thủy sản: có màu sắc tự nhiên, sáng, có độ đàn hồi cao. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản không tươi có độc tố nguy hiểm như: Độc tố Histamin trong cá biển (nhiều nhất trong cá ngừ, cá thu, cá bạc má, cá ngân…). Độc tố Tetrodotoxin trong cá nóc, bạch tuộc và mực đốm xanh nên khi sử dụng phải chọn thủy sản tươi.

Để đảm bảo các nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng phục vụ người dân trong đó chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng như nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, điều kiện sản xuất và quan trọng là vấn đề tự ý và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm. Nếu mọi người cùng đồng lòng "tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đã được kiểm định thì sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, an toàn hơn.

006 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

007 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, giá bao nhiêu?

Căn cứ:

  •  Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  •  Nghị định số 15/2018/NĐCP

Quy định về điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

  •  Thông tư số 26/2012/TT-BYT có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh
  •  Địa điểm có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm, các yếu tố gây hại khác
  •  Có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đối với tất cả các nguyên liệu đầu vào
  •  Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệ, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau, có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống con trùng và động vật gây hại
  •  Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm
  •  Có hệ thống xử lý chất thải theo pháp luật về bảo vệ môi trường
  •  Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức ATTP của người trực tiếp sản xuất

Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  •   Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  •  Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp;
  •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
  1. Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh (do doanh nghiệp cung cấp)
  2. Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù (do doanh nghiệp cung cấp)
  3.  Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (do doanh nghiệp cung cấp)
  •  Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
  •  Bản sao công chứng "Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ" của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do doanh nghiệp cung cấp)
  •   Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do doanh nghiệp cung cấp)
  1. Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP (Doanh nghiệp cung cấp)
008 Xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm căn cứ vào pháp lý nào?

Xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm căn cứ vào pháp lý:

  •  Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
  •  Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2012;
  •  Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2012;
  •  Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
  •  Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  •  Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  •  Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm